Sự khác nhau giữa áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới Áp_thấp_nhiệt_đới

Khi áp thấp nhiệt đới đủ mạnh vì liên tục phát triển đủ năng lượng để thu hút gióhơi nước mạnh lên sẽ hình thành bão nhiệt đới. Bão nhiệt đới là danh từ được dịch từ tiếng Anh "tropical storm". Sự khác biệt giữa áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới được phân biệt theo cấp gió. Theo sự phân chia cấp gió của đô đốc hải quân người IrelandFrancis Beautfort, thì gió được chia thành 13 cấp từ 0 - 12. Khi gió xoáy mạnh từ cấp 6-7 được gọi là áp thấp nhiệt đới. Ngày nay, đôi khi cấp gió bão được miêu tả như là cấp trong thang Beaufort từ 12 - 16, có liên quan gần đúng với cấp tốc độ tương ứng của thang bão Saffir-Simpson, trong đó các trận bão thực sự được đo đạc, trong đó cấp 1 của thang bão Saffir-Simpson tương đương với cấp 12 trong thang Beaufort. Tuy nhiên, các cấp mở rộng trong thang sức gió Beaufort trên cấp 13 không trùng khớp với thang bão Saffir-Simpson.

Theo định nghĩa quốc tế, bão nhiệt đới phải có gió mạnh > 64 km/h (hay 35 nút), tức là hơn cấp 8. Nếu gió yếu hơn 63 km/h, gọi là áp thấp nhiệt đới. Nếu gíó mạnh > 118 km/h (cấp 12, 64 nút), bão được gọi là bão lớn với cuồng phong (typhoon). Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão (super typhoon, intense hurricane, super cyclonic storm, intense tropical cyclone) với gió mạnh > 240 km/h (hay > 130 nút), tức cấp 4, cấp 5 trong thang bão Saffir-Simpson hoặc cấp 15 - cấp 17 (Thang bão Beaufort) trở lên. Danh từ "typhoon" được dùng trong vùng biển ĐôngTây Bắc Thái Bình Dương; "hurricane" trong vùng Đại Tây DươngĐông Bắc Thái Bình Dương; và "tropical cyclone" trong vùng Ấn Độ DươngTây Nam Thái Bình Dương.